Tách nước và loại bỏ a-sen nhằm cung cấp nước một cách bền vững
Trước đây vài năm, nhiều nước ở vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt nam được coi là những quốc gia không có vấn đề đáng kể nào về nước. Tuy nhiên việc cung cấp nước ở những nước này đang bị đe dọa do sự gia tăng dân số và quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ. Bên cạnh hiện tượng mặn hóa nước ngầm gia tăng ở các vùng ven biển, nhiều nguồn nước ngầm ở Việt Nam đang bị nhiễm a-sen, một độc chất rất nguy hiểm cho sức khỏe con người, khá cao. Để giải quyết vấn đề một cách bền vững, mục tiêu của dự án WAKAP phát triển một hệ thống modun tiên tiến tiết kiệm năng lượng nhằm tách muối và loại bỏ a-sen trong nước ngầm, nước biển và nước lợ (brackish water). Thiết bị sẽ sử dụng quang năng hoặc năng lượng gió nên cho phép vận hành độc lập và phi tập trung mà không phải kết nối với mạng lưới điện.
Để đánh giá tính bền vững dự án sẽ xây dựng một phương pháp luận phù hợp, trong đó các tiêu chí quan trọng về mặt sinh thái, kinh tế và xã hội tương ứng sẽ được lưu ý. Các vấn đề về an toàn vận hành, sự cố kỹ thuật trong quá trình khai thác cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng. Thêm vào đó những thiết bị tách muối độc lập tiết kiệm năng lượng có thể thúc đẩy tăng trưởngkinh tế ở địa phương và đóng góp vào những biến đổi xã hội. Dựa theo những kết quả của dự án, các doanh nghiệp tham gia dự án có thể tiếp tục phát triển phiên bản thiết bị có khả năng thương mại hóa cao cho các cộng đồng và cá nhân sử dụng ở khu vực Đông Nam Á.
09/2016 – 12/2019
An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Trà Vinh
GS.TS. Jan Hoinkis
Trường Đại học Kỹ thuật và Kinh tế Karlsruhe (HsKA))
Viện Nghiên cứu Ứng dụng
Moltkestr. 30
76133 Karlsruhe
+49 721 925 1372
jan.hoinkis@hs-karlsruhe.de
https://www.hs-karlsruhe.de/home/hochschule/ueber-uns/portrait/angewandte-forschung/
TS. Trần Lê Lựu
Trường Đại học Việt Đức (VGU)
3 Công Trường Quốc Tế
Q. 3, TP Hồ Chí Minh
http://vgu.edu.vn/