Sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt nam đi cùng với sự phát triển của các khu công nghiệp. Phần lớn hàng hóa được sản xuất tại các làng nghề truyền thống. Các làng nghề này trong những năm gần đây đã thay đổi để phù hợp với những điều kiện sản xuất hiện đại và từng bước chuyển dần thành các khu công nghiệp nhỏ có quy hoạch, tuy nhiên việc bảo vệ môi trường và bảo hộ lao động thì vẫn tụt hậu so với sự phát triển này. Trong cả nước, khoảng 29% người dân nông thôn làm việc tại hơn 2000 làng nghề, nửa trong số đó là ở đồng bằng sông Hồng.
Năm 2007, Bộ Giáo dục và nghiên cứu và Bộ Hợp tác phát triển Đức đã cùng với các Bộ của Việt Nam chọn tỉnh Bắc Ninh là khu vực thí điểm cho việc nghiên cứu những ảnh hưởng môi trường của các làng nghề sản xuất thực phẩm. Nước thải của các làng này chứa một lượng lớn các hợp chất hữu cơ được xả thẳng ra các cánh đồng lân cận. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng chất dinh dưỡng trong nguồn nước ngầm và qua đó làm thay đổi các điều kiện ô xi hóa khử, và từ đó gây ra sự di chuyển xa hơn của Asen địa chất
Địa điểm để khảo sát nghiên cứu là làng Đại Lâm, nơi chế biến sắn và gạo. Mục đích của dự án là xây dựng một hệ thống xử lý nước thải cho làng, trọng tâm của nó là phương án lắp đặt một thiết bị thí điểm qua 3 bước, bao gồm: bước xử lý kị khí, bước xử lý hiếu khí và cuối cùng là sấy chất bã. Trọng tâm trong 15 hạng mục công việc là những vấn đề sau:
– Khảo sát hiện trạng của các dòng vật chất: nước, nước thải và chất thải trong làng
– Xây dựng phương án quản lý tổng hợp dòng khối lượng và năng lượng
– Định hình và thực hiện các biện pháp đã được đề xuất trước đó nhằm hỗ trợ cho việc xử lý nước thải
– Lập phương án lắp đặt thiết bị thi điểm qua 3 bước: 1. Bước hiếu khí, 2. Bước kị khí (sản xuất khí sinh học) và 3. Bước sấy chất bã được giám sát trực tuyến
– Xem xét tổng thể, xây dựng đề án đánh giá theo các tiêu chí phù hợp môi trường và xóa bỏ các dòng xuất ra hiện tại
– Nghiên cứu mang tính tổng kết hiện trạng sinh thái và đánh giá các đề án
– Đánh giá về phương diện kinh tế-kỹ thuật của các đề án đã được triển khai có lưu ý tới khả năng tài chính bền vững và định hướng các làng nghề phát triển thành các khu công nghiệp
– Giám sát nguồn nước nước ngầm
– Thu thập dữ liệu về các làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh
– Việc sử dụng nước và đất
– Soạn thảo một đường hướng phát triển chung
– Đào tạo và đào tạo nâng cao các đại diện của các cơ quan môi trường và các Phòng kỹ thuật cũng như những người chịu trách nhiệm vân hành thiết bị
01/2011 – 03/2015
Làng Đại Lâm, Bắc Ninh
Th.S. Kỹ sư địa chất Celia Hahn
Trường Đại học Kỹ thuật Dresden
Viện Quản lý Chất thải và Xử lý Vùng ô nhiễm (IAA)
Pratzschwitzer Strasse 15
01796 Pirna
+49 (0)30 40 52 07 51
celia.hahn@mailbox.tu-dresden.de
http://www.tu-dresden.de/fghhiaa
TS. Nguyễn Thị Huệ
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Viện Công nghệ Môi trường
118 Hoàng Quốc Việt
Hà Nội
+84 (0)4 37 91 65 12
nthue2003@iet.ac.vn
http://www.nea.gov.vn