DeltAdapt là một dự án nghiên cứu Việt – Đức mà mục tiêu chính của nó là tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của những biến đổi về sinh thái xã hội tại các khu vực ven biển của đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng phát sinh từ sự nhiễm mặn ngày càng tăng của nguồn nước và đất. Biến đổi khí hậu (v.d. mực nước biển tăng lên, sự thâm nhập của nước mặn) cũng như sự phát triển và chuyển đổi kinh tế-xã hội nhanh chóng tại hai vùng châu thổ này (những thay đổi do con người gây ra tại các châu thổ như kiểm soát lũ và những can thiệp vào dòng chảy của nước và phù sa hoặc những thay đổi trong việc sử dụng đất do bị tác động bởi khí hậu và xã hội) đã làm cho hệ sinh thái nông nghiệp ở 2 vùng đồng bằng này cũng như ở các vùng châu thủ nói chung trên toàn thế giới ngày càng trở nên dễ tổn thương.
Trong khuôn khổ của dự án DeltAdapt, đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, nơi mà sản xuất lúa, rau và thủy hải sản không những chỉ tạo cơ sở cho cuộc sống của người nông dân mà còn đóng vai trò thiết yếu cho nền kinh tế của đất nước, được coi như là những ví dụ về các khu vực mầu mỡ nhưng đồng thời cũng ngày càng gặp nguy hại. Sự tăng cao của mực nước biển sự giảm sút lưu lượng dòng chảy của sông Mekong và sông Hồng đã làm gia tăng sự xâm nhập của nước mặn từ biển Đông và vùng Vịnh Thái Lan vào các vùng ven biển, đặc biệt trong các mùa khô. Hiện tượng này gây ra những vấn đề cho việc trồng lúa và về lâu dài gây trở ngại cho việc kiếm sống của người nông dân. Vì lý do đó ngày càng nhiều nông dân tìm cách điều chỉnh để thích ứng với những điều kiện kinh tế sinh thái đã thay đổi này và chuyển từ việc sử dụng đất chủ yếu cho trồng lúa sang nuôi trồng thủy hải sản nước lợ (trồng lúa – nuôi tôm) hoặc nuôi trồng thủy sản nước mặn (kinh doanh/nuôi tôm gia đình). Tuy nhiên sự thay đổi cách thức sử dụng đất có thể gây nhiều nguy cơ cho nông dân hoặc không phải mọi nông dân đều có khả năng tài chính để chuyển đổi. Một số nông dân vẫn trồng lúa nhưng bán mặt đất mầu mỡ cho các nhà sản xuất gạch để bảo đảm nguồn thu nhập, về lâu dài điều này có thể làm làm thoái hóa độ mầu mỡ của đất.
Tại dự án DeltAdapt, một nhóm nghiên cứu liên ngành gồm khoảng 20 nhà khoa học từ hai nước cùng nhau nghiên cứu các cách thức sử dụng đất đai trước đây và hiện tại, những nguyên nhân mang tính xã hội-sinh thái của việc thay đổi cách thức sử dụng đất, sự ảnh hưởng qua lại của nó với khí hậu và độ phì nhiêu và đánh giá về sự bền vững và khả năng thích ứng của các hệ nông nghiệp tại các vùng cận biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng với sự xâm nhập mặn và những thách thức của thị trường. Thông qua những đề xuất hướng tới thực tiễn được xây dựng dựa trên các tiêu chí kinh tế xã hội và sinh thái, mục tiêu bao trùm của DeltAdapt là góp phần vào việc tạo dựng một cơ chế quản lý hệ sinh thái nông nghiệp một cách bền vững tại hai vùng châu thổ trên. Đó chính là tiền đề cơ bản cho việc tổ chức một cách bền vững hệ nông nghiệp tại hai vùng châu thổ cũng như cho những hệ sinh thái nông nghiệp miền ven biển và qua đó góp phần vào an toàn lương thực thế giới và sản xuất những sản phẩm sạch.
09/2014 – 03/2018
Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng
GS. TS. Wulf Amelung
Đại học Tổng hợp Bonn
Khoa địa chất, Viện Khoa học cây trồng và Bảo tồn tài nguyên (INRES)
Karlrobert-Kreiten-Straße 13
D-53115 Bonn/Germany
+49 (0)228 73 60 248
wulf.amelung@uni-bonn.de
https://www.inres.uni-bonn.de/
GS. TS. Võ Thị Gương
Trường đại học Cần Thơ
Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
Khu II, Đường 3-2, Xuân Khánh,
Ninh Kiều, Cần Thơ
+84 918494775
vtguong@ctu.edu.vn