Đô thị vừa là tác nhân của hiện tượng nóng lên toàn cầu đồng thời cũng là nơi đặc biệt bị ảnh hưởng do tác động của hiện tượng đó. Các giải pháp phối hợp nhằm giảm thiểu và thích ứng biến đổi khí hậu với mục đích tăng cường khả năng chống chọi của đô thị trở thành thiết yếu trong quy hoạch đô thị. Trong hoàn cảnh đó, các giải pháp dựa vào tự nhiên (natural based NBS) ngày càng trở nên quan trọng. Các giải pháp dựa vào tự nhiên có khả năng giải quyết các thách thức về môi trường và xã hội. Nó cũng bao gồm việc mở rộng và cải thiện cơ sở hạ tầng xanh – lam (green-blue infrastructure, GBI) – một mạng lưới quy hoạch chiến lược đối với diện tích tự nhiên và bán-tự nhiên.
Việt Nam là một trong những quốc gia có mật độ dân số cao nhất trên thế giới và đang trải qua quá trình đô thị hóa rất nhanh với tốc độ 3,4% / năm. Đây cũng là một trong những quốc gia dễ bị ảnh hưởng nhất bởi biến đổi khí hậu. Miền Trung Việt Nam và các thành phố như Huế chịu ảnh hưởng đặc biệt của bão, cuồng phong, mưa lớn và các đợt nắng nóng khắc nghiệt. Do tầm quan trọng nổi bật về du lịch và lịch sử, Huế được xếp vào các “đô thị Loại I – thành phố ưu tiên hàng đầu” của chính phủ và do đó là một trường hợp điển hình đại diện cho hơn 65 tỉnh thành khác ở Việt Nam. Các nhân tố này, cùng với sự tương đồng về cấu trúc quản lý hành chính, chịu ảnh hưởng mạnh bởi biến đổi khí hậu làm cho Huế được lựa chọn là địa điểm lý tưởng cho Phòng Phòng thí nghiệm Đô thị học (Urban Learning Lab), từ đó các cách thức tiếp cận và phương án được minh chứng tại đây có thể được chuyển giao tiếp cho các thành phố trực thuộc tỉnh khác ở Việt Nam
Mục tiêu dự án
Dự án “Green City Lab Huế” có mục tiêu là tạo ra không gian đa ngành và đa cấp cho nghiên cứu và thí điểm để phát triển, minh họa, đánh giá và thảo luận về các ý tưởng và các đề án tái tạo và mở rộng cơ sở hạ tầng xanh -lam (GBI) ở thành phố Huế, Miền Trung Việt Nam. Với sự hợp tác của các bên liên quan như các nhà khoa học, quản lý, giới chính sách và người dân, và trên cơ sở xem xét các quy hoạch hiện có về phát triển đô thị, nhóm dự án sẽ triển khai việc trao đổi kiến thức, xây dựng các phương án và một cơ sở dữ liệu chung để cùng phối hợp trong việc phát triển có tính chiến lược một mạng lưới các diện tích tự nhiên và bán-tự nhiên ở thành phố Huế. Thông qua việc lồng ghép các giải pháp dựa vào tự nhiên và cách thức tiếp cận xanh -lam trong quy hoạch của thành phố Huế có thể giúp bảo vệ các dịch vụ sinh thái đa dạng, nhờ đó tăng khả năng phục hồi sinh thái và xã hội của thành phố Huế và vùng lân cận dưới tác động của biến đổi khí hậu.
Giai đoạn xác định nội dung nghiên cứu (07/01/2019 – 31/03/2021)
Dự án phân tích những thách thức có thể xảy ra trong bối cảnh biến đổi khí hậu, hiện trạng của NBS và GBI trong thành phố cũng như các điều kiện khung kinh tế – xã hội, luật pháp và chính sách để thực hiện chúng. Ngoài ra, các dự thảo đầu tiên về các kịch bản khả thi cho sự phát triển trong tương lai của NBS và GBI được thảo luận với các bên liên quan và người dân. Dự án cũng đã xác định các địa điểm để phát triển NBS và GBI trong tương lai. Báo cáo cuối cùng của giai đoạn xác định có thể tham khảo tại đây.
Giai đoạn nghiên cứu & phát triển (1 tháng 4 năm 2021 – 31 tháng 3 năm 2025)
Dự án sẽ phát triển, cụ thể hóa các kịch bản, xây dựng kế hoạch hành động toàn diện cho toàn thành phố, thực hiện các biện pháp can thiệp đầu tiên cho mục đích thử nghiệm và minh họa.
Dự án sẽ sử dụng phương pháp tiếp cận Phòng thí nghiệm Đô thị học (Urban Lab Learning) bằng cách khởi xướng các quy trình đồng học tập và đồng sáng tạo để phát triển tầm nhìn chung cho sự phát triển đô thị xanh hơn, thông minh hơn và đáng sống hơn ở thành phố Huế và các tỉnh lân cận.
Giai đoạn thực hiện (từ năm 2025)
Trong giai đoạn này, dự án sẽ triển khai và thực hiện các đề xuất được lựa chọn từ kế hoạch hành động.
Giai đoạn xác định: 07/2019 - 03/2021. Giai đoạn nghiên cứu và phát triển: 04/2021 - 03/2025. Giai đoạn thực hiện: từ năm 2025
Huế
GS. TS. Dagmar Haase
Trường Đại học Humboldt Berlin, Viện Địa lý
Unter den Linden 6
10099 Berlin
+49 30 2093 9445
dagmar.haase@geo.hu-berlin.de
https://fis.hu-berlin.de/converis/portal/Project/901190400?auxfun=&lang=en_GB
TS. Hoàng Lê Tuấn Anh
Viện nghiên cứu khoa học miền Trung
321 Huỳnh Thúc Kháng
TP Huế
+84 234 3523339
vanthu@hueiresd.vast.vn