Dự án chung Đức-Việt ViWaT-Mekong đã nghiên cứu những vấn đề về Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2018. Cuối tháng 11/2022, các nhà khoa học đã báo cáo kết quả của họ tại Hội thảo tổng kết dự án tại NAWAPI ở Hà Nội. Những người tham gia dự án, các đại diện từ các bộ khoa học của cả hai nước và từ các cơ quan chuyên môn ở Việt Nam đã đến dự hội thảo để nghe các kết quả và trao đổi ý kiến.
Đồng bằng sông Cửu Long đang ngày càng cạn kiệt nguồn nước và mất đất. Đất bị sụt lún và các tầng nước bị xâm nhập mặn. Nguyên nhân bao gồm khai thác quá mức nước ngầm , việc giảm sút trong dòng chảy trầm tích, sử dụng đất cho nông nghiệp và mất rừng ngập mặn. Mặc dù đã có các kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế, nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được trả lời về nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp phù hợp mang tính lâu dài.
Trong dự án liên ngành ViWaT-Mekong, các nhóm nghiên cứu Đức-Việt đã hợp tác xây dựng các chiến lược và phát triển công nghệ bảo vệ bờ biển, quy hoạch khu vực trong sử dụng đất và nước cũng như quản lý nước bền vững.
Trong địa bàn thực hiện dự án, các trạm quan trắc đã được lắp đặt để theo dõi quá trình sụt lún đất và chất lượng nước ngầm và nước mặt, các bản đồ tài nguyên nước và đất được xây dựng, mức độ rủi ro trong sử dụng được đánh giá bằng kỹ thuật số và các hệ thống xử lý nước thí điểm được cũng đã được lắp đặt .
Các phương án, công cụ kỹ thuật số, các mô hình và các giải pháp công nghệ sẽ được đưa vào quy hoạch tổng thể nhằm phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long và hỗ trợ việc đưa ra các quyết sách.