MAREX

Khai khoáng là yếu tố kinh tế quan trọng ở Việt Nam – chiếm khoảng 11% tổng sản phẩm của nền kinh tế. Đặc biệt đá và cát được khai thác mạnh mẽ để phục vụ cho ngành xây dựng đang bùng nổ. Mặc dù hệ thống luật pháp của Việt Nam trong lĩnh vực khai khoáng, môi trường và quy hoach không gian đã được hiện đại hóa một cách cơ bản và thích ứng với các tiêu chuẩn quốc tế nhưng việc khai thác nguyên vật liệu xây dựng vẫn còn một loạt vấn đề nghiêm trọng về môi trường như phát xả khí thải, ô nhiễm không khí, đất và nước, phá hủy cảnh quan môi trường, các phương án khôi phục kém hiệu quả.  Dự án MAREX hướng tới việc nâng cao công tác quản lý khai thác khoáng sản tại tỉnh Hòa Bình, miền Bắc Việt Nam nhằm giảm thiều tác hại của ngành khai khoáng đối với môi trường trong khuôn khổ hợp tác khu vực và cải thiện công tác phân tích đánh giá.

Dự án theo đuổi 4 mục tiêu:

– Quan trắc môi trường: hoàn thiện cơ sở dữ liệu thông tin về các vấn đề môi trường sinh thái do ngành khai khoáng gây ra (thiết kế xây dựng một phần mềm GIS)
– Nâng cao năng lực của các doanh nghiệp khai khoáng thông qua việc triển khai các công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường (các công nghệ sản xuất sạch hơn)
– Đưa vào ứng dụng phương pháp phân tích dòng vật chất để dự báo nhu cầu (thiết kế xây dựng một công cụ phân tích) cũng như
– Thiết lập một cấu trúc hợp tác về mặt thể chế giữa các cơ quan quản lý nhà nước với cộng đồng kinh doanh (business-policy-interface).

Những kinh nghiệm lâu năm ở Đức trong việc khắc phục hậu quả của ngành mỏ đối với cảnh quan và các công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường trong công nghiệp khai khoáng có thể được chuyển giao rất tốt cho những nước có tiêu chuẩn môi trường thấp như Việt Nam

Quản lý việc khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản tại tỉnh Hòa Bình - một đóng góp cho sự phát triển bền vững tại Việt Nam

Thời gian

09/2015 – 08/2018

Địa điểm

Hòa Bình

Điều phối (Đức)

TS. Peter Wirth
Viện Phát triển Không gian sinh thái Leibniz, Dresden
Weberplatz 1
01217 Dresden
+49 351 4679-232
p.wirth@ioer.de
https://www.ioer.de/home/

Điều phối (Việt Nam)

GS.TS. Phạm Ngọc Hồ
Viện Tự động hóa và Môi trường (IEA Vietnam) – VUSTA
51 Nguyễn Quý Đức
Thanh Xuân, Hà Nội
+ 84 24 435375279
vientdhmt@gmail.com
http://iea.vn/introduction

Đối tác (Đức)

Đối tác nghiên cứu Đức

  • Viện Phát triển Không gian sinh thái Leibniz, (IOER), Dresden
  • Trường đại học kỹ thuật TU Dresden, Bộ môn Phát triển không gian
  • Trường đại học kỹ thuật TU Dortmund, Bộ môn Thông tin và xây dựng mô hình không gian (RIM)
  • Công ty tư vấn và kỹ thuật C&E, Chemnitz

Các đối tác khác tại Đức

  • Cơ quan Hợp tác phát triển kinh tế Bang Sachsen, Dresden
  • Trường Đại học United Nations, Viện quản lý tổng hợp các dòng vật chất và tài nguyên
    (UNU-FLORES), Dresden
    Công ty HAVER NIAGARA GmbH, Münster
  • Công ty thương mại-vật liệu xây dựng tổng hợp, Erfurt

Đối tác (Việt Nam)

Đối tác nghiên cứu Việt Nam

  • Viện Tự động hóa và Môi trường (IEA Vietnam) – VUSTA
  • Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội -VNU)
  • Cục Giám sát các hoạt động khai thác khoáng sản (Chi cục phía Bắc)
  • Viện khoan học Địa chất (Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam)
  • Viện Công nghệ địa chất và khoảng sản (Hiệp hội khoa học địa chất Việt Nam)
  • Viện Quy hoạch đô thị cà nông thôn Việt Nam (Bộ Xây dựng)

Các đối tác khác tại Việt Nam

  • Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Hoà Bình (DoNRE)
  • Công ty Xây dựng Quang Long
  • Công ty Thương mại và Xây dựng Hợp Tiến
  • Công ty cổ phần thương mại Bình Minh

 

VD-Office