RAME

Khai thác than đá ở tỉnh Quảng Ninh đã và đang diễn ra trong hơn 130 năm qua. Hiện nay, khoảng 95% sản lượng than đá quốc gia do tỉnh này cung cấp. Các mỏ than được vận hành và quản lý bởi tập đoàn nhà nước VINACOMIN. Bên cạnh hoạt động khai thác than, trong những năm gần đây tỉnh Quảng Ninh đã phát triển thành một địa điểm thu hút du lịch đối với khách trong nước và quốc tế sau khi Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới và cũng là một trong “7 Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới”. Cả hai ngành kinh tế này cần được phát triển song hành trong dài hạn. Điều này tạo ra những xung đột đặc biệt là trong lĩnh vực môi trường bởi vì các khu vực khai thác than đá nằm sát biển và các khu dân cư, gây ra các tác động đáng kể đối với môi trường.
Đối tượng chính của dự án liên kết “Khai thác than và Môi trường ở Việt Nam” là điều tra và phát triển các giải pháp về môi trường trong ngành công nghiệp khai thác than đá, bao gồm các giải pháp cho việc khai thác hiện tại cũng như làm thế nào để tái sử dụng lâu bền, ổn định và có hiệu quả kinh tế những khu mỏ sau khi đã được khai thác. Các biện pháp về kỹ thuật và quy hoạch môi trường sẽ được tích hợp trong hệ thống quản lý môi trường tập trung và trong các đề án tổng hợp về việc tái sử dụng đất sau khai thác.

Dự án bao gồm 6 hợp phần:
1. Dự án tổng thể “Hệ thống quản lý môi trường và đào tạo nâng cao”, điều phối toàn bộ dự án (đã kết thúc)
2. Hợp phần “Ổn định và phục hồi các bãi khai thác”, địa điểm Núi Béo/Hạ Long (đã kết thúc)
3. Hợp phần “Quản lý và xử lý nước”, địa điểm Vàng Danh/Uông Bí
4. Hợp phần “Giảm và giám sát bụi khí”, địa điểm Núi Béo/Hạ Long (đã kết thúc)
5. Hợp phần “Các biện pháp sử dụng cây cối thực vật để tái tạo bền vững các bãi khai thác và xử lý nước thải từ hoạt động khai thác mỏ”, địa điểm Núi Béo/Hạ Long và Đông Triều (đã kết thúc)
6. Hợp phần “Xây dựng và thực hiện các giải pháp mang tính kỹ thuật và quy hoạch môi trường”, địa điểm Hòn Gai/Hạ Long

Một số dự án hợp phần đã hoàn thành. Các kết quả đạt được gồm một hệ thống thông tin môi trường, báo cáo môi trường, một nhà máy hiện đại xử lý nước thải từ hoạt động khai thác, các đề xuất kỹ thuật đối với việc ổn định và tái sử dụng bãi khai thác, các giải pháp chi tiết nhằm giảm thiểu bụi khí, xây thí điểm một đầm lầy nhân tạo để xử lý nước thải từ khai thác mỏ. Thực hiện việc đào tạo nâng cao cho khoảng 180 cán bộ nhân viên của tập đoàn VINACOMIN.
Toàn bộ kết quả dự án được khái quát trong cuốn cẩm nang “Khai thác mỏ và Môi trường”.

Điều phối (Đức)

GS. TS. Harro Stolpe
Trường Đại học Ruhr Bochum (RUB)
Viện Kỹ thuật môi trường và Sinh thái (U+Ö)
Universitätsstr. 150
44801 Bochum
+49 (0)2 34 3 22 79 95
harro.stolpe@rub.de
http://www.rub.de/ecology

Điều phối (Việt Nam)

KS. Nguyễn Mạnh Điệp
VINACOMIN, Ban Môi trường
226 Lê Duẩn, Đống Đa
Hà Nội
+84 (0)91 3209 360
diepnm1@vinacomin.vn
http://www.vinacomin.vn

Đối tác (Đức)

  • Trường đại học Ruhr Bochum, viện Kỹ thuật môi trường và Sinh thái (EE+E)
  • Trường đại học Aachen (RWTH), Viện ky thuật khai thác mỏ I (BBK I)
  • Công ty TNHH Trung tâm nghiên cứu môi trường Helmholtz, Halle-Leipzig
  • Công ty TNHH Lausitz and Central German Mining Administration (LMBV), Senftenberg
  • Công ty eta engineering AG, Cottbus
  • Công ty TNHH Viện nghiên cứu nước ngầm (GFI), Dresden,
  • Công ty TNHH Brenk Systemplanung, Aachen
  • Công ty TNHH BioPlanta, Leipzig
  • Công ty TNHH Tư vấn, Kinh doanh và Quản lý (CBM), Aachen
  • Công ty TNHH DHI-WASY, Syke

Đối tác (Việt Nam)

  • Tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN), Hà Nội
  • Công ty cổ phần tin học, công nghệ và môi trường – VINACOMIN (VITE), Hà Nội
  • Công ty cổ phần than Núi Béo (NBCC), Hạ Long
  • Công ty cổ phần than Vàng Danh (VDCC), Uông Bí
  • Công ty TNHH MTV Môi trường – VINACOMIN (MT), Cẩm Phả
VD-Office