SAND!

Tình trạng thiếu cát làm vật liệu xây dựng là một trong những vấn đề lớn của ngành xây dựng ở các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam. Trong khi đó, việc hút cát từ dưới sông bằng phương pháp nạo vét đã gây ra những tác động đáng kể đến môi trường ở Việt Nam.

Mục tiêu
Dự án SAND! nhằm mục đích phát triển các phương pháp dựa trên công nghệ và quản lý để giảm tác động môi trường từ hoạt động nạo vét cát ở Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam và nghiên cứu các nguồn vật liệu xây dựng thay thế.

Phương pháp luận
(1) Phân tích hiện trạng các vấn đề môi trường do hoạt động nạo vét cát gây ra và xây dựng phân tích kịch bản mô phỏng để giảm thiểu rủi ro trong khai thác cát.
(2) Đánh giá môi trường các giải pháp khai thác cát thay thếkhi so sánh với các giải pháp .

Phương pháp  giải quyết tích hợp
Đây là một dự án liên ngành, đòi hỏi phải có cách tiếp cận mang tính hợp tác. Phương pháp tiếp cận bao gồm kiểm tra, phát triển phương án và công nghệ, thí điểm thực hiện trong một khu vực và đánh giá kết quả của việc áp dụng, phương pháp luận và nhân rộng để chuyển giao kết quả, phân tích cơ chế và đào tạo cho các đối tác địa phương.

Khai thác cát nghiền ở Việt Nam. © Hochschule Magdeburg-Stendal, GS.TS Petra Schneider

Các khuyến nghị hành động trong kỹ thuật và chính sách
Dự án đưa ra khuyến nghị về kỹ thuật và chính sách cho các hành động liên quan đến các giải pháp cho tình trạng thiếu cát và các công nghệ thân thiện với môi trường, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn Đông Nam Á. SAND! sẽ đóng góp vào sự phát triển bền vững ở Việt Nam qua việc cải thiện quản lý phù sa ở sông Mekong và các khía cạnh liên quan đến quản lý  một cách bền vững các nguồn tài nguyên, quản lý đất và nước, bao gồm cả kiểm soát lũ lụt.

Nguồn và thông tin khác: “SAND! – Sản xuất cát thay thế và giảm thiểu rủi ro khi nạo vét ở Việt Nam“ tại   ‘https://www.bmbf-client.de/en/projects/sand, truy cập 8 .10. 2021.

 

SAND! - Sản xuất cát thay thế và giảm thiểu rủi ro khi nạo vét ở Việt Nam

Thời gian

01.05.2019 - 30.04.2022, hợp phần của công ty FURGO được gia hạn đến 30.04.2023

Địa điểm

An Giang province

Điều phối (Đức)

Kỹ sư Anna Belousova
C & E Consulting und Engineering GmbH
Jagdschänkenstraße 52
09117 Chemnitz
+49 371 8814-279
anna.belousova@cue.gmbh

Điều phối (Việt Nam)

PGS. TS. Lê Hùng Anh
Trường Đại học công nghiệp TP Hồ Chí Minh, Khoa Kỹ thuật và quản lý môi trường (IESEM)
Tầng 9 – 10, Tòa X
12 Nguyễn Văn Bảo
Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh
+84 (0) 2838940390 – ext. 561
lehunganh@iuh.edu.vn; lh.anh.9@gmail.com
http://www.hui.edu.vn/en

Đối tác (Đức)

  • Fugro Germany Land GmbH
  • Magdeburg-Stendal University of Applied Sciences

Đối tác (Việt Nam)

  • Trường Đại học công nghiệp TP Hồ Chí Minh
  • Trường Đại ọc xây dựng Hà Nội
  • Trường Đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội
VD-Office