SANSED

Việc tái sử dụng các dưỡng chất trong chất thải của con người nhằm duy trì hoặc gia tăng độ mầu mỡ của đất đã có cách đây 4000 năm tại các khu vực xung quanh Đông Á và Tây Thái Bình dương. Ở nhiều nước nhu cầu tái sử dụng dưỡng chất tăng cao do sự suy thoái của nền kinh tế và điều đó đã dẫn đến những kìm hãm về kinh tế-xã hội, đặc biệt ở các nước đang chuyển đổi và các nước đang phát triển.
Dự án quốc tế SANSED theo đuổi cách tiếp cận liên ngành nhằm giải quyết các vấn đề liên quan với việc tái sử dụng nước thải các vùng nông thôn: các chất thu được từ hệ thống quản lý nước phi tập trung có thể được sử dụng làm dưỡng chất cho kinh tế nông nghiệp. Để phân biệt khi sử dụng các chất này cần phải lưu ý tới những yêu cầu mang tính chất đặc thù của loại đất và loại cây ở từng vùng.
Trong khuôn khổ của dự án SANSED các phương án cấp và thoát nước mang đặc trưng vùng miền được xây dựng cho các khu vực nông thôn đông dân cư tại đồng bằng sông Cửu Long. Các thiết bị cần giảm thiểu sự mất mát dưỡng chất và cung cấp đầy đủ các tinh chất cho nông nghiệp, qua đó thêm một lợi ích cho các đơn vị vận hành hệ thống cấp nước và xử lý nước thải.
Những kết quả quan trọng đã đạt được
Trong khuôn khổ của dự án đã thu được những kinh nghiệm quan trọng liên quan đến việc vận hành và hiệu suất của các hệ thống xử lý nước và nước thải phi tập trung tại đồng bằng sông Cửu Long và ở vùng nhiệt đới nói chung:
⦁ Qua việc thiết lập hệ thống phi tập trung, một Phòng thí nghiệm đã được xây dựng phục vụ cho việc nghiên cứu, phát triển thêm và mở rộng tại Việt Nam
⦁ Nhiều doanh nghiệp đã phát triển sản phẩm của riêng họ và/hoặc đã điều chỉnh các hệ thống của họ cho phù hợp với điều kiện ở Việt Nam
⦁ Nhiều sinh viên Đức và Việt Nam đã hoàn thành bài luận văn đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ trong khuôn khổ của dự án và qua đó có thể cung cấp cho các doanh nghiệp nững kết quả có giá trị và làm quen nhiều hơn các mảng đề tài cũng như doanh nghiệp
⦁ Diễn đàn về nước mới được thành lập cung cấp các đối tượng, thiết bị và kết quả cho các khóa học, bài giảng và thảo luận của sinh viên và các chuyên gia địa phương.

Khép kín chu trình tái sử dụng dưỡng chất trong nông nghiệp

Thời gian

12/2002 - 07/2009

Địa điểm

Cần Thơ, Đồng bằng sông Cửu Long

Điều phối (Đức)

TS. Ute Arnold
Trường Đại học Bonn Rheinische-Friederich-Wilhelms
Viện Khoa học Cây trồng và Bảo vệ Tài nguyên (INRES)
Karlrobert-Kreiten-Strasse 13
53115 Bonn
+49 (0)228 732150
uarnold@uni-bonn.de
http:// www.ipe.uni-bonn.de/pflanzenernaehrung

Đối tác (Đức)

  • Trường đại học Bonn, Viện Khoa học Cây trồng và Bảo tồn Tài nguyên, INRES – Dinh dưỡng Thực vật, Viện Vệ sinh Y tế Công cộng, Viện Thực phẩm và Kinh tế Tài nguyên, ILR – Kinh tế xã hội học
  • Trường đại học Bochum, Khoa Kỹ thuật & Sinh thái Môi trường
  • Trường đại học Leibniz Hannover, Viện Khoa học đất
  • Trường đai học Martin Luther, Halle Wittenberg, Viện Nông nghiệp và Khoa học Dinh dưỡng, Khoa học đất
  • Công ty B3 Biogas Beratung Bornim, Postdam
  • Công ty Bioreact, Troisdorf
  • Công ty gewitra Ingenieurgesellschaft für Wissenstransfer, Hannover
  • Công ty Gewitra, Bonn
  • Công ty Hans Huber AG, Berching
  • VP Sáng tạo nuôi trồng thủy sản và Kỹ thuật Môi trường, Beelitz
  • Công ty GSan, Berlin
  • VP Ith Kỹ thuật thủy văn, Bayreuth
  • Công ty nước Sachsen, Leipzig

Đối tác (Việt Nam)

  • Trường Đại học Cần Thơ (CTU)
  • CTU, Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên (CENRes) – Bộ môn Kỹ thuật Môi trường
  • CTU, Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên (CENRes) – Bộ môn Quản lý Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên
  • CTU, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng – Department of Soil Science and Land Management Bộ môn Thổ nhưỡng và Quản lý đất đai
  • CTU, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng – Bộ môn Động vật học
  • CTU, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng – Bộ môn Bảo vệ thực vật
  • CTU, Khoa Thủy sản – Bộ môn Sinh học Ứng dụng
  • Trung tâm Nghiên cứu Đa dạng Sinh học Hòa An
VD-Office