Mục tiêu chính của dự án là phát triển công nghệ nhằm cải thiện chất lượng nước bề mặt tại các quốc gia đang phát triển vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới. Trong khuôn khổ dự án, một trạm xử lý thí điểm (pilot plan) nước thải sản xuất tinh bột sắn và một phần mềm chuyên gia (expert system) dựa trên mô hình số nhằm quản lý bền vững và sáng tạo nguồn tài nguyên nước đã được phát triển và thử nghiệm. Bằng cách này, các mô đun nhằm đánh giá việc quản lý và kiểm soát ô nhiễm nguồn nước được phát triển. Những giải pháp với chi phí thấp nhằm phục hồi nguồn nước mặt đã được đề ra.
Mục tiêu chính của tiểu dự án „xử lý nước thải“ là phát triển và tối ưu hóa giải pháp xử nước thải ô nhiễm hữu cơ cao từ quá trình sản xuất tinh bột sắn. Mặc dù có tồn tại các quy định tại Việt Nam, loại nước thải này cho đến nay vẫn chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn. Để làm được điều đó, một hệ thống thí điểm đã được xây dựng tại tỉnh Tây Ninh và được vận hành 24 tháng. Hệ thống này bao gồm kỹ thuật tuyển nổi, xử lý kỵ khí kết hợp với một hệ thống lọc đất theo chiều thẳng đứng (nhánh 1). Nhánh 2 bao gồm kỹ thuật tuyển nổi và hệ thống lọc đất theo chiều thẳng đứng 2 cấp độ.
Hệ thống kết nối này đã chứng minh được khả năng xử lý và tách hai nguồn ô nhiễm chính là BOD5 và xyanua, đạt tiêu chuẩn Việt Nam cho phép để có thể xả thẳng nước. Lợi thế đặc biệt của giải pháp này là khía cạnh bền vững: hệ thống ổn định và ngoài việc thêm natri hyđrôxit hệ thống xử lý không đòi hỏi hóa chất nào thêm, chất phế thải trong quá trình xử lý có thể tái sử dụng trong nông nghiệp, tạo ra khí sinh học có thể thay thế dầu nhiên liệu trong sản xuất. Thông qua mội thời gian dài vận hành thử nghiệm có thể thấy các hợp phần của thiết bị đã hoạt động ổn định trong môi trường Việt Nam. Giải pháp này do đó có thể ứng dụng trực tiếp vào thực tiễn trong quy mô kỹ thuật cho phép.
Trong phần mềm expertsystem, dung lượng của các nguồn nước, việc xả nước thải vào các nguồn nước khác nhau cũng như chất lượng các nguồn nước được mô phỏng lại. Thêm vào đó, các kết quả thực nghiệm từ việc vận hành trạm xử lý thí điểm cũng được cập nhật trong các phần mềm này. Do đặc điểm địa hình, do các tác động mạnh mẽ từ con người và do ảnh hưởng của thủy triều nên dung lượng các nguồn nước tại lưu vực sông thuộc tỉnh Tây Ninh và Sài Gòn rất phức tạp. Điều đó làm cho khó có thể phân tách rạch ròi giữa những lưu vực sông nhỏ và dòng chảy. Các vùng ngập nước, ao hồ, kênh tưới tiêu và các cánh đồng lúa gây ra việc giữ nước lại trong lưu vực, không tạo dòng chảy. Kết quả là dòng chảy của nước mưa bị cản trở. Vào mùa khô, dung lượng nước bị tác động mạnh bởi các hoạt động thủy lợi, đặc biệt cho việc canh tác lúa và nâng mực nước tối thiểu. Động thái của dung lượng nước và chất của cả hai lưu vực được mô phỏng bởi mô hình SWAT. Thủy lực và chất lượng nước của vùng Tây Ninh được mô phỏng với mô hình 1D-HEC-RAS. Đối với khu vực hồ Dầu Tiếng và sông Sài Gòn bị ảnh hưởng thủy triều thì mô hình 2D-CEQUAL-W2 được áp dụng. Trong nghiên cứu này, chất lượng nước bao gồm trầm tích, chất dinh dưỡng, oxy hòa tan và nhu cầu khí oxy sinh học (BOD5). Kết quả hiệu chỉnh mô hình đã đạt đươc từ tốt đến rất tốt cho tất cả các trạm đo mực nước, lưu lượng và chất lượng nước trên lưu vực.
Với các mô hình kết gắn như đã mô tả ở trên và kết quả đạt được của thiết bị thử nghiệm, dự án đã xây dựng được một phần mềm chuyên gia. Nhiệm vụ của phần mềm chuyên gia là giới hạn và cân bằng các tác động của con người ở mức cần thiết nhằm tạo nên trạng thái tự nhiên của dòng chảy. Phầm mềm chuyên gia có thể được sử dụng như một công cụ nhằm xác định các chiến lược hành động dựa trên các mục tiêu bảo vệ nguồn nước đã được đề ra. Nó có thể dự báo ảnh hưởng của việc xả thải và có thể đánh giá các biện pháp bảo vệ về mặt kinh tế và sinh thái. Các biện pháp phục hồi cũng có thể được tối ưu hóa với sự giúp đỡ của phần mềm này.
03/2009 - 10/2012
TP HCM, Tây Ninh, Lưu vực các sông phía Nam
GS. TS. Günter Meon
Trường đại học Braunschweig
Viện thủy lực và tài nguyên nước Leichtweiß
Beethovenstr. 51a
38106 Braunschweig
+49 (0)3 51-3 91 39 50
g.meon@tu-bs.de
http://www.tu-braunschweig.de/lwi
GS. TS. Nguyễn Văn Phước
Đại học quốc gia TP HCM
Viện môi trường và tài nguyên
142 Tô Hiến Thành, Quận 10
TP Hồ Chí Minh
+84 (0)8-38651 132 (ext. 32)
nvphuoc196@gmail.com