Như hầu hết các quốc gia có tiềm năng về tài nguyên, nhu cầu về lao động có trình độ ở Việt Nam rất lớn. Cho dù có lực lượng lao động tiềm năng tương đối lớn nhưng ở đây vẫn rất thiếu hụt lao động có tay nghề. Trong bối cảnh đang nỗ lực để trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 thì Việt Nam phải đào tạo lực lượng lao động của mình và trước hết là giải quyết những thách thức phát sinh liên quan đến việc quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường và đạt được những chuẩn mực an toàn.
Thông qua đối tượng nghiên cứu là vùng mỏ của Việt nam, dự án sẽ xây dựng một mô hình quốc tế hóa tri thức trong ngành khai thác mỏ dưới hình thức giáo dục và đào tạo, một mô hình có khả năng thương mại hóa. Điều này được đảm bảo thông qua việc xây dựng và thực hiện các khóa đào tạo mang tính thực tiễn cũng như các công cụ tư vấn trên cơ sở của các chuẩn mực quốc tế và những kinh nghiệm hàng đầu trong ngành khai thác có tính đến những điều kiện tại địa phương. Mô hình quóc tế hóa này trước hết được xây dựng cho Việt Nam nhưng cũng có thể nhân rộng và điều chỉnh cho phù hợp để áp dụng cho các thị trường khác.
Sự phân tích khoa học các yếu tố thành công và những trở ngại trong việc phát triển các công cụ giáo dục là nền tảng cho việc triển khai các chiến lược áp dụng phù hợp và bền vững tại Việt Nam và các nước khác. Ngoài mục tiêu là nghiên cứu để xuất khẩu giáo dục, dự án này còn góp một phần vào mục tiêu của chính phủ Đức trong việc khai thác và đảm bảo nguồn tài nguyên (“chiến lược về nguồn tài nguyên”)
Trên cơ sở phân tích toàn diện những điều kiện khung tại địa phương, dự án sẽ phối hợp với các đối tác Việt Nam xây dựng và áp dụng các sản phẩm đào tạo theo phương pháp phù hợp với thời gian.
Những phân tích và nghiên cứu đầu tiên tại địa bàn đã khẳng định việc có những thách thức rất lớn trong việc gây dựng những năng lực đào tạo và đào tạo nâng cao trong ngành khai thác mỏ của Việt Nam. Đồng thời cũng thấy rõ là cần phải có sự liên kết chặt chẽ hơn giữa các dự án được BMBF tài trợ và các hoạt đọng hợp tác phát triển để cùng nhau tìm ra một giải pháp hiệu quả.
09/2012 - 08/2015
Các khu vực khai thác mỏ than ở Miền Bắc và Miền Trung Việt Nam
Sandra Geisler
Công ty Hội than nâu Miền Trung Đức
Glück-Auf-Str. 1
06711 Zeitz-Theißen
+49 (0)34 41-68 45 89
sandra.geisler@mibrag-consulting.de
http://www.mibrag.de
Th.S. Phạm Đặng Phú
Trường Quản trị Kinh doanh VINACOMIN
Ngõ 46, Phố An Hòa, Phường Mộ Lao, Quận Hà Đông
Hà Nội
+84 (0)4 38542498
phu.ong6671@gmail.com
http://www.vinacomin.vn